Nên mua máy tính đồng bộ hãng nào?


1. Loạn nhãn hiệu
 Dạo một vòng qua các trung tâm, cửa hàng… bán máy tính, bạn sẽ “choáng váng” vì có quá nhiều loại máy tính đồng bộ. Bên cạnh các hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới như: Apple, HP, Dell, IBM- LENOVO, Acer…bạn sẽ thấy rất nhiều loại máy của các hãng sản xuất trong nước: FPT Elead, CMS, VTB…
Máy tính  FPT
Máy tính FPT

Không những thế, nếu nhìn vào bảng báo giá bạn còn biết thêm vô số các nhãn hiệu “lạ hoắc”. Thực chất, đây chính là những bộ máy tính do nơi bán tự lắp đặt và đặt tên. Chúng giống như bộ máy tính mà bạn chọn cấu hình, tự tay lắp đặt hoặc nhờ nơi bạn mua lắp đặt giúp. Với hàng loạt các nhãn hiệu như vậy, chắc chắn người tiêu dùng sẽ vô cùng lung túng khi tìm mua cho mình một chiếc máy phù hợp, đảm bảo về chất lượng.
Xem xét về chất lượng, máy tính đồng bộ của các nhãn hiệu nổi tiếng sẽ không khiến bạn phải đắn đo nhiều khi mua. Nhưng với những tên tuổi lạ (do nơi bán tự lắp ráp) thì chất lượng lại phụ thuộc vào uy tín của cửa hàng.
máy tính ĐNÁ
Một mẫu máy tính Đông Nam Á

2. Loạn giá
Dù chỉ lướt qua bạn sẽ thấy giá cả của máy tính đồng bộ khác nhau rất nhiều dù nhiều máy cấu hình gần tương đương nhau. Với các hãng tên tuổi, ngoài tiền linh kiện, chắc chắn bạn sẽ gánh thêm một khản không nhỏ là tiền mua thương hiệu. Máy tính đồng bộ Elite Slice G1 của HP hiện đang có mức giá trên 21 triệu, Dell Optiplex 5050 SFF 42OT550003  có giá khoảng 18 triệu… Các hãng sản xuất máy tính đồng bộ trong nước như FPT Lead, CMS thì có giá mềm hơn, thường trên dưới 10 triệu.
Sự chênh lệch giá cả được thể hiện rõ hơn cả ở những máy tính đồng bộ do các cửa hàng tự lắp ráp. Đối với máy bộ dạng này, các cửa hàng thường giấu tên của hãng sản xuất các linh kiện đã lắp trong máy, chỉ ghi thông số của thiết bị như: tên chipset của mainboard, dung lượng bộ nhớ RAM, dung lượng đĩa cứng... Chính vì vậy, mặc dù có cùng cấu hình nhưng giá mỗi nơi mỗi khác. Chẳng hạn, với các linh kiện cơ bản CPU Intel Pentium Dual Core E5400 2.7 GHz, đĩa cứng dung lượng 250 GB... nhưng giá ở P.V  và N.V chênh nhau 1.000.000 đồng. Lý giải cho điều này, nhân viên của P.V nói: "máy được bảo hành 3 năm và bộ nhớ lớn hơn nên giá có thể cao hơn nơi khác".
3. Mua máy tính đồng bộ hãng nào?
Hãy trở thành nhà tiêu dùng thông thái khi bỏ ra một khoản tiền lớn để sở hữu bất kỳ sản phẩm nào. Baên cạnh yếu tố chất lượng và giá cả, người tiêu dùng luôn căn cứ vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn.
Dù có tính ổn định cao nhưng giá máy tính đồng bộ của các hãng nước ngoài thường cao hơn so với các hãng sản xuất trong nước và các máy do cửa hàng tự lắp ráp. Ngoài ra, khả năng nâng cấp của các máy này cũng rất thấp do không tìm được linh kiện phù hợp.
Với các máy tính bộ của các cửa hàng lắp ráp, người sử dụng sẽ được bảo hành tận nơi với điều kiện khách hàng ở cùng địa bàn với cửa hàng bán; ngược lại, khách hàng phải tự mang máy đến nơi bán để bảo hành.
máy tính đồng bộ HP
Một mẫu máy tính đồng bộ của HP

Theo đó, bạn nên mua máy tính đồng bộ của các hãng nước ngoài hoặc các hãng có tên tuổi trong nước nếu nhu cầu sử dụng của bạn dành cho các công việc cần đảm bảo tính ổn đinh như: giao dịch ngân hàng, chứng khoán… Còn không, hãy nhờ tới sự tư vấn của những người có hiểu biết để lên cấu hình máy cần dùng hoặc chọn ngay chiếc máy tính do cửa hàng lắp ráp. Nhưng lưu ý là nhớ hỏi rõ hãng sản xuất mainboard dùng trong máy bộ đó có phải là những nhãn hiệu lớn như Gigabyte, Asus và bộ nguồn loại tốt.

Đức Trung





Nhận xét

Bài đăng phổ biến