Đánh giá Intel Optane Memory: Đủ mạnh để đánh bại hoàn toàn SSD?
- Bộ nhớ Intel Optane là gì?
- Bộ nhớ Intel Optane là gì? Lợi ích của nó đối với máy tính
- Đánh giá Intel Optane 16GB: Giải pháp thay thế hoàn hảo cho SSD tốc độ cao
Chắc hẳn các bạn đã biết tới ổ lưu trữ dữ liệu SSD có tốc độ đọc ghi cực nhanh, còn ổ HDD thì có khả năng lưu trữ lớn. Sẽ thế nào nếu như bạn sở hữu một ổ đĩa mà kết hợp cả hai ưu điểm của hai ổ cứng trên? Công nghệ Optane Memory tới từ Intel sẽ chính là giải pháp tuyệt vời giành cho bạn.
1. Intel Optane là gì?
Đây là một bộ nhớ thông minh hỗ trợ cho ổ cứng có dung lượng lớn giúp mọi thứ trở nên nhanh và mượt hơn. Intel Optane Memory hoạt động thực chất gần giống như một thanh RAM thứ hai của bạn vậy. Khi bộ nhớ RAM bị đầy, mọi thông tin xử lý sẽ được chuyển qua Optane Memory và khiến cho tốc độ xử lý nhanh hơn.
Một điểm nữa là các dữ liệu của bạn thường xuyên truy cập như ứng dụng, trình duyệt web, file, thư mục,... sẽ đều được lưu lại trong bộ nhớ Optane và sau khi mất điện những dữ liệu này sẽ không bị mất đi, điều này làm cải thiện đáng kể tốc độ truy xuất dữ liệu của bạn qua những lần sau khiến cho các chương trình, phần mềm, ứng dụng, game,... được khởi động rất nhanh chóng ngay sau đó.
2. Đánh giá khả năng hoạt động của Intel Optane
Bài đánh giá dưới đây về khả năng hoạt động của Intel Optane được sử dụng trên laptop Acer Aspire E5 476 50SZ có tích hợp Optane Memory.
Bài đánh giá số 1 của mình là thử khả năng khởi động của máy, tắt máy, các chương trình phần mềm cơ bản xem thời gian bao lâu.
Ở ô màu vàng thì các bạn có thể thấy thời gian khởi động và tắt máy là khá lâu, có lúc tới hơn 3 phút và khá thất thường. Tuy nhiên sau khi bật chức năng Optane Memory thì thời gian khởi động rất nhanh và giảm dần chỉ còn 10 giây y hệt như tốc độ khởi động của ổ cứng SSD vậy, mặc dù chiếc máy chỉ chạy bằng ổ HDD.
Tương tự thì các chương trình như Chrome, Office,... có thời gian khởi động rất nhanh khi kích hoạt Optane Memory và thực sự thì càng mở những lần về sau thì tốc độ càng nhanh. Ngay cả thời gian tắt máy khi sử dụng Optane Memory cũng nhanh hơn rất nhiều.
Để chi tiết hơn, mời các bạn xem biểu đồ bên dưới.
Tóm lại trong bài đánh giá này thì các bạn có thể thấy tốc độ mở ứng dụng khi có Optane Memory là rất nhanh, gần như ngang ngửa với SSD. Điều này giúp đem lại những trải nghiệm cực kỳ thoải mái cho người dùng vì chỉ cần bật cái là lên, không còn giật hay lag hay thậm chí là đơ máy mỗi lần sử dụng nữa.
Trong bài đánh giá thứ 2, lần này mình sẽ sử dụng phần mềm để đo tốc độ đọc ghi của ổ HDD khi có kích hoạt Optane Memory và không kích hoạt thì sẽ ra sao.
Cụ thể thì khi có thêm Optane Memory thì tốc độ đọc ghi của một ổ HDD thông thường như vừa được uống thuốc tăng lực vậy. Chúng ta có thể thấy lúc này tốc độ đọc ghi của ổ HDD có thể lên tới hơn 900 MB/s như một ổ SSD vậy.
Nhìn vào biểu đồ bên dưới chúng ta có thể thấy ổ HDD được tăng lực khủng khiếp đến cỡ nào.
Sau khi dùng chiếc laptop Acer tích hợp công nghệ Intel Optane này rồi, mình cảm thấy rất là thích thú vì mọi thứ chạy rất mượt mà và nhanh. Phải nói thật là giống như mình đang xài SSD chứ không phải là HDD nữa.
3. Thực sự Intel Optane có vượt trội hơn để thay thế hoàn toàn SSD
Khoan hãy nói về chuyện Intel Optane có thể thay thế hoàn toàn SSD mà chúng ta hãy nói về chuyện bộ nhớ thông minh này tăng lực cho HDD như thế nào.
Đầu tiên, nếu tôi muốn dùng SSD kết hợp với HDD thì sao? Điều này là hoàn toàn bình thường bởi vì chúng ta đã có những ổ cứng lai SSHD rồi mà. Bạn có thể cài hệ điều hành lên ổ SSD và các chương trình khác hay xài để chạy nhanh hơn và lưu trữ dữ liệu ở ổ HDD. Như vậy là các ứng dụng, dữ liệu cần chạy nhanh bạn đã bỏ sang SSD rồi và bạn có thể truy xuất rất nhanh ở bên đó, còn bên HDD thì sao? Tất nhiên là tốc độ rùa bò rồi, và thậm chí là khi ổ SSD hết dung lượng thì bạn cũng phải ngậm ngùi mang sang HDD mà thôi.
Còn với Intel Optane thì như mình đã đề cập ở trên, toàn bộ ổ HDD của bạn sẽ có tốc độ truy xuất nhanh chóng mặt như SSD. Như vậy là toàn bộ dữ liệu của bạn đặt trên HDD sẽ đều được quyền truy cập ở tốc độ cao như nhau. Tức là bạn được hưởng lợi từ khả năng lưu trữ lớn lẫn tốc độ đọc ghi dữ liệu nhanh chóng.
Vậy thì chẳng phải SSD đã "ra rìa"? Không hề như vậy đâu. Công nghệ Intel Optane sinh ra là để hỗ trợ tăng tốc cho những ổ đĩa có dung lượng lớn chạy nhanh hơn chứ không phải để đánh bại SSD. Nếu bạn thích, bạn có thể vừa xài ổ SSD kết hợp với Intel Optane luôn, lúc đó thì máy của bạn sẽ nhanh tới mức mà bạn cũng biết là nhanh như thế nào rồi đấy.
4. Ai là người phù hợp để sử dụng Intel Optane
Intel Optane tương thích với Windows 10 (64 bit), vi xử lý Intel thế hệ thứ 7 trở lên và các loại ổ cứng thế hệ mới như HDD, SSD và SSHD.
Phiên bản 16GB phù hợp với người có nhu cầu:
- Sử dụng nhiều ứng dụng.
- Thường xuyên phải chuyển đổi công việc trên nhiều ứng dụng khác nhau.
- Thường mở nhiều tab trình duyệt.
Phiên bản 32GB phù hợp với người có nhu cầu:
- Sử dụng cùng lúc nhiều ứng dụng nặng khác nhau.
- Chơi nhiều game nặng, đồ họa cao.
- Các ứng dụng tạo nội dung và dữ liệu lớn như: chỉnh sửa ảnh, video,...
Với những người dùng thông thường, phổ thông thì phiên bản 16GB là một sử lựa chọn phù hợp. Còn với các doanh nghiệp, người sử dụng với nhu cầu cao như: game thủ, lập trình viên, người đam mê công nghệ,.. thì chắc chắn sẽ là phiên bản cao cấp hơn 32GB rồi.
Hiện tại thì bộ nhớ Intel Optane cũng có giá khoảng hơn 1 triệu đồng với phiên bản 16GB trên thị trường Việt Nam, mức giá này tương đương với một ổ cứng M2 SSD. Bạn có thể tùy mình lựa chọn mua để sử dụng nhưng hãy nhớ lưu ý là hệ thống máy của bạn có tương thích và hỗ trợ công nghệ Intel Optane này hay không.
Read more: https://vlink.com.vn/danh-gia-intel-optane-memory-du-manh-de-danh-bai-hoan-toan-ssd#ixzz5SeEe8iq4
Nhận xét