Bộ nhớ Intel Optane là gì? Lợi ích của nó đối với máy tính
Đánh giá Intel Optane 16GB: Giải pháp hoàn hảo thay thế cho ổ cứng SSD tốc độ cao
Bộ nhớ Intel Optane là gì?
Đánh giá Intel Optane Memory: Đủ mạnh để đánh bại hoàn toàn SSD?
Để làm máy tính chạy nhanh hơn, Intel - hãng sản xuất chip cho máy tính nổi tiếng đã liên tục nghiên cứu để nâng cấp công nghệ. Một trong những sản phẩm mới nhất của họ là bộ nhớ Optane ra mắt cùng với thế hệ thứ 7 của vi xử lý Core-series.
Nhưng bộ nhớ Optane sẽ hỗ trợ máy tính như thế nào? Để giúp người dùng hiểu rõ hơn, trang How to Geek đã đăng tải một bài viết mô tả khá chi tiết về công nghệ mới của Intel. Chúng tôi sẽ lược dịch lại và gửi đến bạn đọc những thông tin quan trọng nhất.
Bộ nhớ Optane là gì?
Optane là thuật ngữ được Intel đăng ký nhãn hiệu cho một loại bộ nhớ siêu nhanh mới. Nó đề cập đến tên gọi, không chỉ định dạng riêng.
Bộ nhớ Optane sử dụng các kỹ thuật chế tạo 3D NAND và các công nghệ độc quyền của Intel để mang lại tốc độ nhanh hơn với độ trễ thấp (chỉ 10 micro giây).
Bộ nhớ Optane không phải là gì?
Bộ nhớ Optane không phải RAM. Nó cũng không phải công nghệ được sử dụng cho việc lưu trữ thông thường. Thay vào đó, nó hoạt động như một bộ nhớ đệm – cầu nối giữa RAM và bộ nhớ trong để dữ liệu truyền nhanh hơn giữa RAM, bộ nhớ trong lẫn vi xử lý.
Có thể coi bộ nhớ Optane như một bộ tăng tốc. Nó không phải động cơ, cũng không thay thế bất kỳ bộ phận nào khác, nhưng làm cho toàn bộ chạy nhanh hơn.
Liệu có thể sử dụng bộ nhớ Optane thay vì DRAM hay SSD?
Câu trả lời là không. Các bộ nhớ Optane không hoạt động như bộ nhớ chính của máy tính, do đó chúng không thể thay thế ổ đĩa lưu trữ đầy đủ như DRAM hay SSD.
Optane có thể làm cho máy tính nhanh hơn như thế nào?
Theo tài liệu cung cấp bởi Intel, bổ sung bộ nhớ Optane vào bo mạch chủ và chip Intel Core thế hệ thứ 7 có thể tăng hiệu suất tổng thể lên 28%, tăng 1400% tốc độ truy cập dữ liệu cho ổ đĩa cứng quay đời cũ (HDD) và tăng gấp đôi khả năng đáp ứng công việc hàng ngày.
Hiện nay, ổ HDD thua kém khá nhiều so với ổ SSD, nhưng HDD + Optane sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác. Trang Anantech đã thực hiện một loạt thử nghiệm chuyên sâu và phát hiện ra rằng: Kết hợp bộ nhớ Optane vào ổ HDD thực sự có thể làm tăng hiệu năng tổng thể của hệ thống và đánh bại ổ SSD riêng lẻ trong một số trường hợp.
Ghép nối ổ SSD với bộ nhớ Optane cũng sẽ cải thiện hiệu suất, nhưng giải pháp này không gây ấn tượng bằng. Chỉ cần hiệu suất của Optane + HDD gần bằng với SSD thì cũng đã đủ để người dùng hài lòng, nhất là khi họ muốn sử dụng ổ cứng có dung lượng bộ nhớ cao để lưu trữ được nhiều dữ liệu (ổ SSD tốc độ cao nhưng giá cũng cao hơn mà dung lượng lưu trữ lại thấp).
Hạn chế của bộ nhớ Optane
Vì bộ nhớ Optane là tiện ích bổ sung làm tăng hiệu suất có giá tương đối rẻ, nó sẽ cần vi xử lý Intel mới nhất và bo mạch chủ tương thích để phát huy khả năng. Mặt khác, hệ thống có bộ nhớ Optane cũng sẽ tiêu hao nhiều năng lượng hơn.
Ngoài ra, hiệu suất chỉ cải thiện đáng kể trong trường hợp sử dụng ổ HDD thay vì ổ SSD đang dần trở nên phổ biến. Nếu sử dụng ổ SSD làm ổ đĩa chính vận hành hệ thống và ổ HDD + Optane để lưu trữ nhiều dữ liệu hơn thì sao? Giải pháp này cũng không khả thi, bởi Optane chỉ hoạt động với ổ đĩa chính của hệ điều hành, khi đó chi tiền mua bộ nhớ Optane là một sự lãng phí lớn.
Yêu cầu phần cứng cho bộ nhớ Optane
Như đã nêu trong bài viết, bạn cần có vi xử lý Intel thế hệ mới (vào thời điểm bộ nhớ Optane ra mắt thì là Intel Core thế hệ thứ 7 – mã hiệu 7XXX) và bo mạch chủ tương thích.
Đồng thời, bo mạch chủ cũng cần một chipset Intel hỗ trợ Optane và khe cắm M.2. Chúng không nhất thiết phải mang thương hiệu Intel (chẳng hạn như ASUS, Asrock, Biostar, ECS, EVGA, Gigabyte, MSI, SuperMicro… có rất nhiều sự lựa chọn cho người dùng).
Cuối cùng, bộ nhớ Optane hoạt động với bất kỳ loại RAM, ổ cứng lưu trữ và card đồ họa nào phù hợp với bo mạch chủ tương thích ở trên.
Read more: https://vlink.com.vn/bo-nho-intel-optane-la-gi-loi-ich-cua-no-doi-voi-may-tinh#ixzz5SeDXFH3n
Nhận xét